Tăng cường chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc
02:27 PM 07/08/2023 Lượt xem: 857 In bài viếtTham dự cuộc họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban soạn thảo Đề án; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, Phó trưởng Ban soạn thảo Đề án; các thành viên Ban Chỉ đạo CĐS, Ban soạn thảo xây dựng Đề án thuộc UBDT cùng đại diện một số bộ, ngành.
Thực hiện Quyết định số 1657/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBDT xác định việc xây dựng Đề án CĐS là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cấp bách, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể hóa nhiệm vụ CĐS theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, và triển khai hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quan điểm của Đề án là CĐS trong hệ thống làm công tác dân tộc phải lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho đồng bào DTTS&MN, hướng tới việc hình thành Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số. UBDT xác định CĐS là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi các quyết sách liên quan tới vùng đồng bào DTTS&MN, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc, hỗ trợ giáo dục đào tạo, bảo tồn bản sắc văn hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực vùng đồng bào.
Việc liên thông, kết nối, đồng bộ dữ liệu của UBDT với các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ cho Chính phủ trong công tác dân tộc, tận dụng được tối đa các hạ tầng số và dữ liệu số có sẵn, tạo nên nền tảng dữ liệu giàu có và đa dạng, nhiều chiều. Tăng cường bình đẳng và tiếp cận dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng DTTS.
Toàn cảnh cuộc họp
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm đẩy mạnh CĐS trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc nhằm góp phần phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS&MN… Trọng tâm tập trung triển khai đến năm 2025 là phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số; phát triển xã hội số. Đến năm 2030 sẽ hoàn thành các cơ sở dữ liệu ngành công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu dữ liệu tập trung quốc gia và an toàn, an ninh hệ thống.
Thảo luận tại cuộc họp, các đại biểu bày tỏ đồng tình cao với Dự thảo Đề án tăng cường CĐS trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc. Một số đại biểu đã đưa ra ý kiến làm rõ hơn về một số nội dung liên quan quan đến hệ thống căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn; hệ thống mục tiêu của Đề án; những chính sách đặc thù về CĐS trong cơ quan làm công tác dân tộc; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể…
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đánh giá cáo Ban soạn thảo đã chủ động cập nhập thông tin, tham khảo ý kiến bộ, ngành, các vụ, đơn vị để hoàn thiện dự thảo Đề án. Qua ý kiến phân tích của các đại biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến, nghiên cứu để đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Đề án đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và đạt yêu cầu đề ra.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị, Đề án cần phải có đánh giá cụ thể về các mục tiêu, nhiệm vụ trong thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025" để xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tới; đánh giá thực tế hiện trạng của UBDT theo mục đích nhắm đến của Đề án dựa trên hệ thống tiêu chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; rà soát lại các văn bản pháp lý, các căn cứ, các trình tự thủ tục hồ sơ, nguồn lực liên quan đến việc xây dựng Đề án…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh yêu cầu, ngay sau cuộc họp, đề nghị Ban soạn thảo lập kế hoạch cụ thể cho từng nhiệm vụ, từng thành viên và có lộ trình thực hiện rõ ràng; trong quá trình xây dựng Đề án phải đồng thời hoàn thiện các thủ tục hồ sơ đảm bảo thống nhất, đồng bộ.
(Cổng thông tin Ủy ban Dân tộc)